Theo Vietnamnet:
"Bộ trưởng Y tế báo cáo với Thủ tướng dịch đã bắt đầu chững lại và giảm dần từ giữa tháng 4 kể từ khi ghi nhận trường hợp bệnh đầu tiên cuối 2013. Đến ngày 23/4, cả nước ghi nhận 3.569 trường hợp mắc sởi xác định trong số 9.932 trường hợp sốt phát ban dạng sởi. Hà Nội chiếm 37% số ca mắc ghi nhận.
Có 25 trường hợp tử vong do sởi trong số 119 trường hợp nặng xin về và tử vong có liên quan đến sởi, chủ yếu điều trị tại các BV tuyến trung ương: BV Nhi trung ương, Bạch Mai, BV Nhiệt đới và 1 trường hợp điều trị, tử vong tại nhà ở Yên Bái. Số tử vong chủ yếu ở Hà Nội với 52 trường hợp
Bộ trưởng Y tế khẳng định hầu hết ca mắc sởi là không được tiêm chủng hoặc không rõ tình trạng tiêm chủng vắc-xin sởi (chiếm 86,4%). Có 9,9% ca đã tiêm chủng 1 mũi vắc-xin."
119 trẻ tử vong là con số quá lớn ở thời đại này. Đây là chuyện mạng người, chứ có phải chuyện thể diện quốc gia với thể diện cá nhân hão đâu mà có thể tính toán những thứ bên lề. Nếu Bộ Y Tế, các bệnh viện không đủ cơ sở vật chất đối phó với dịch, tôi nghĩ người dân không ai trách; nhưng phải nói ra sự thật thì mới có cách giải quyết chính xác. Dù là đi xin, đi mượn, đi vay, huy động bất cứ trang thiết bị, nhân tài, vật lực ở đâu cũng được, làm bất cứ cái gì cũng được, nhưng cứu người thì không thể tính toán, đối đãi.
Không nói thật mà để chết người thì dù một mạng người cũng đã là quá nhiều. Có cái quyền lực cứu người là một cái phước, cái đặc ân lớn mà cuộc đời giao cho.
Ủng hộ các hoạt động của cộng đồng để giúp đỡ các gia đình đang đối phó với sởi ở đây:
Nhớ mùa hè 2 năm trước, tờ mờ sáng, em gái tôi ủ con gái hơn 1 tuổi trong áo choàng đi với mẹ tôi và tôi vào viện Nhi để khám cho cháu. Nghe tiếng trẻ con khóc thật là sót ruột. Nhà tôi có điều kiện thì còn đối phó được khi có bệnh; chứ nhìn những gia đình từ nông thôn lên, vạ vật ở hành lang, cả con lẫn bố mẹ ông bà bơ phờ, hoang mang, sợ hãi... alas, cảm giác thật là khó diễn tả.
"Bộ trưởng Y tế báo cáo với Thủ tướng dịch đã bắt đầu chững lại và giảm dần từ giữa tháng 4 kể từ khi ghi nhận trường hợp bệnh đầu tiên cuối 2013. Đến ngày 23/4, cả nước ghi nhận 3.569 trường hợp mắc sởi xác định trong số 9.932 trường hợp sốt phát ban dạng sởi. Hà Nội chiếm 37% số ca mắc ghi nhận.
Có 25 trường hợp tử vong do sởi trong số 119 trường hợp nặng xin về và tử vong có liên quan đến sởi, chủ yếu điều trị tại các BV tuyến trung ương: BV Nhi trung ương, Bạch Mai, BV Nhiệt đới và 1 trường hợp điều trị, tử vong tại nhà ở Yên Bái. Số tử vong chủ yếu ở Hà Nội với 52 trường hợp
Bộ trưởng Y tế khẳng định hầu hết ca mắc sởi là không được tiêm chủng hoặc không rõ tình trạng tiêm chủng vắc-xin sởi (chiếm 86,4%). Có 9,9% ca đã tiêm chủng 1 mũi vắc-xin."
119 trẻ tử vong là con số quá lớn ở thời đại này. Đây là chuyện mạng người, chứ có phải chuyện thể diện quốc gia với thể diện cá nhân hão đâu mà có thể tính toán những thứ bên lề. Nếu Bộ Y Tế, các bệnh viện không đủ cơ sở vật chất đối phó với dịch, tôi nghĩ người dân không ai trách; nhưng phải nói ra sự thật thì mới có cách giải quyết chính xác. Dù là đi xin, đi mượn, đi vay, huy động bất cứ trang thiết bị, nhân tài, vật lực ở đâu cũng được, làm bất cứ cái gì cũng được, nhưng cứu người thì không thể tính toán, đối đãi.
Không nói thật mà để chết người thì dù một mạng người cũng đã là quá nhiều. Có cái quyền lực cứu người là một cái phước, cái đặc ân lớn mà cuộc đời giao cho.
Ủng hộ các hoạt động của cộng đồng để giúp đỡ các gia đình đang đối phó với sởi ở đây:
Nhớ mùa hè 2 năm trước, tờ mờ sáng, em gái tôi ủ con gái hơn 1 tuổi trong áo choàng đi với mẹ tôi và tôi vào viện Nhi để khám cho cháu. Nghe tiếng trẻ con khóc thật là sót ruột. Nhà tôi có điều kiện thì còn đối phó được khi có bệnh; chứ nhìn những gia đình từ nông thôn lên, vạ vật ở hành lang, cả con lẫn bố mẹ ông bà bơ phờ, hoang mang, sợ hãi... alas, cảm giác thật là khó diễn tả.