Vừa về Hà Nội.
Buổi sáng đi tập thể dục, thấy các cụ đập cầu lông:
- Trung Quốc này! Trung Quốc này!
Các cụ ông đi bộ thì vừa đi vừa nói:
- Oánh bỏ mẹ nó đi, sợ đ...éo gì.
Đến các chị tập aerobics cũng tụm lại nói chuyện Trung Quốc sau khi tập.
Tối nói chuyện qua mạng với bạn tôi ở Mỹ. Bạn tôi người gốc Ấn Độ:
Buổi sáng đi tập thể dục, thấy các cụ đập cầu lông:
- Trung Quốc này! Trung Quốc này!
Các cụ ông đi bộ thì vừa đi vừa nói:
- Oánh bỏ mẹ nó đi, sợ đ...éo gì.
Đến các chị tập aerobics cũng tụm lại nói chuyện Trung Quốc sau khi tập.
Tối nói chuyện qua mạng với bạn tôi ở Mỹ. Bạn tôi người gốc Ấn Độ:
- - Ở Việt Nam, chúng tôi đang sôi sùng sục chuyện
Trung Quốc. Mỹ đang sôi lên chuyện gì?
- -
Toàn chuyện vớ vẩn. Mother’s Day.
- -
Ở Mỹ, bạn có nghe chuyện Trung Quốc không?
- -
Có, tôi đọc trên NY Times. Chuyện dàn khoan dầu ở
biển Đông. Có một nhận xét thú vị: có người nói rằng nếu xảy ra chiến tranh, dân Trung Quốc có thể nổi loạn vì họ đều chỉ có một con và không muốn đứa con duy nhất của họ ra trận.
- - Nếu có người xâm lược Ấn Độ, bạn có ra trận
không?
-
- Chắc là không.
-
- Tại sao lại không? Với tôi, đây trước hết là chuyện của
chính nghĩa, công bằng. Tôi không thích thấy kẻ mạnh bắt nạt kẻ yếu. Tiếp đó là chuyện của các cháu trai, cháu gái của tôi,
của các thế hệ sau này.
-
- Nhưng chiến tranh, bạo lực không phải là câu trả
lời cho chính nghĩa, công bằng.
-
- Đôi khi có đấy.
-
- Gandhi và Mandela sẽ không đồng ý với bạn.
-
- Có đấy, đôi khi bạo lực là cách cần thiết để người ta
phải thực sự nghe câu trả lời đúng. Gandhi và Mandela hiểu rõ điều này. Họ có
cái xa xỉ là người khác đã đổ máu và dùng bạo lực trước để họ có thể dùng phi-bạo-lực.
-
- Có thể
-
- Tôi nghĩ nhiều người về cơ bản không hiểu giá trị
của hòa bình by default. Họ cứ cần phải
trả giá và phải có cái đối chiếu mới hiểu được giá trị của hòa bình. Phải có những
người như Malcolm X xong rồi mới có Martin Luther King.
-
- Ừ
-
- Bạn cứ nhìn kỹ những chuyện bully mà xem. Những
kẻ bully người khác không bao giờ tự dừng lại và tự hiểu rằng mình sai. Nếu bạn
không đứng lên, chúng không bao giờ tha cho bạn.
-
- Ừ.
-
- Hàng ngàn năm nay, Trung Quốc luôn muốn biến VN
thành một phần của họ. Lặp đi lặp lại.
-
- Không chỉ VN đâu. Họ muốn cả một phần của Ấn Độ.
Họ muốn cả Phillipines, Malaysia, Thái Lan, một phần của Nhật, Hàn Quốc… Với họ
thì đường bờ biển của các bạn chỉ nên kéo dài 1 cm.
-
- 1cm với họ có lẽ cũng quá nhiều.
-
- Nhưng cần phải phân biệt chính quyền TQ với người
dân TQ.
-
- Bạn sinh ra ở đâu thì bạn cộng nghiệp với dân tộc,
đồng bào, và cả chính quyền của bạn. Bạn phải làm việc cần phải làm thôi. Vả lại
câu chuyện hòa bình xưa nay bao giờ cũng có nhiều chương; bạo lực đôi khi là một chương
cần thiết của nó và nếu nhìn cho kỹ thì nó cũng không khác về bản chất so với
phi-bạo-lực. Chúng là phương tiện, hình tướng của cùng một thứ.
No comments:
Post a Comment