Hôm qua, đài PBS của Mỹ đưa tin về biển Đông. Khách mời là ông Kenneth Lieberthal, cựu giám đốc khu vực châu Á trong ban cố vấn an ninh của tổng thống Clinton, hiện làm việc tại Viện nghiên cứu danh tiếng Brookings, và ông Gordon Chang thuộc tạp chí Forbes. Về cơ bản, hai ông này cho rằng việc TQ đưa dàn khoan dầu vào trong vùng biển rõ ràng thuộc chủ quyền của VN theo Công ước biển là một âm mưu lâu dài, có tính toán của TQ nhằm củng cố quyền lực trong đối thoại với các nước trong khu vực cũng như để khẳng định với người dân trong nước về sức mạnh thực sự của Trung Quốc. Ông Chang cho rằng đây cũng là phép thử với tổng thống Obama và cách để TQ tuyên bố với các nước châu Á rằng họ không thể dựa vào Mỹ. Ông Lieberthal thì không đồng ý với ý kiến này vì ông cho rằng một hành động như thế này phải được tính toán từ lâu, chứ không phải nhằm đáp lại chuyến đi gần đây của ông Obama tới khu vực châu Á. Ông Lieberthal cho rằng TQ chủ yếu muốn khẳng định sức mạnh ở khu vực, ngoài việc theo đuổi các mục đích kinh tế trên biển. Cả hai đều cho rằng TQ đã xâm phạm vào khu vực thuộc đặc quyền kinh tế của VN.
Đài PBS cũng đưa tin về các hoạt động phá nhà máy ở Bình Dương của người biểu tình; về thái độ của Nhà Trắng với vấn đề biển Đông và về quan hệ giữa Việt nam với TQ. Đài PBS cũng đưa hình ảnh về các diễn biến trên biển.
Tuy nhiên, tất cả những điều trên - kể cả lời chuyên gia hay lời người phát ngôn TQ và Mỹ - ít nhiều đều chỉ là phỏng đoán và câu chuyện đối-đãi với công chúng, dư luận. TQ muốn gì thì thực sự có lẽ chỉ có một số ít người trong giới lãnh đạo TQ biết. Mỹ muốn gì thì thực sự cũng chỉ có một số ít người trong giới lãnh đạo Mỹ biết. Thậm chí có khi chính TQ và Mỹ cũng không biết chắc. Ta cứ mặc định có một cái gọi là "chính quyền" hay giới lãnh đạo TQ và Mỹ thống nhất nhưng bên trong nó đầy những nhóm, những cá thể khác nhau, liên tục biến đổi, chai rẽ, cấu kết, vv...; mỗi hành vi và lời nói vào một thời điểm bị chi phối bởi cái gì thì khó nói.
Ta không thể sống dựa vào phỏng đoán hành vi, suy nghĩ của người khác hoặc dựa vào một thứ lòng tốt cơ hội và thất thường của người khác. Ta không thể sống trong tư thế bị động, lúc nào cũng chỉ phản ứng lại người khác. Cách duy nhất để sống có chất lượng là sống đàng hoàng, cư xử đàng hoàng, xây dựng mình vững mạnh, có nguyên tắc thống nhất. Kể cả đối tác có lươn lẹo, ta vẫn phải đàng hoàng. Họ nói gì, ta đáp lại bằng sự đàng hoàng, bằng nguyên tắc vững vàng của ta. Họ làm gì, ta cũng đáp lại bằng sự đàng hoàng, bằng các nguyên tắc thống nhất của ta. Hợp tác và tranh thủ sự ủng hộ của bè bạn cũng như của chính nhân dân các nước gây hấn với ta nhưng bản thân mình vẫn phải mạnh mẽ và đàng hoàng trước. Phải cắm rễ vững chắc thì gió mới không lay được.
Nói dĩ nhiên dễ hơn làm, nhất là vì để trở nên đàng hoàng, có nguyên tắc thì phải tích lũy lâu dài, phải kiên trì, và phải bình tĩnh liên tục trước những lạm dụng, khiêu khích, quấy rối mà cuộc sống hiện đại lúc nào cũng ném vào mặt ta theo các cách khác nhau. Nhưng có lẽ cũng không có con đường sống nào khác cả.
Từ ngày 1 đến ngày 5-5, tôi ở Hồng Kong dự một hội thảo do ĐH Harvard và Fung Global Institute tổ chức. Người dự hội thảo đa phần là chính khách, thương gia, nhà kinh tế, học giả nổi tiếng trong khu vực (trừ tôi được mời do may mắn). Hội thảo có chủ đề là bẫy thu nhập trung bình với Trung Quốc nhưng rút cục quay về vấn đề an ninh khu vực và biển đảo. Tất cả những người tham gia - nhất là từ Phillipines, Nhật, Hàn Quốc, Ấn Độ - đều lo lắng về vấn đề này. Có một số kết luận nổi lên từ các thảo luận tại hội thảo:
- Trung Quốc có chiến lược lâu dài với vấn đề biển đảo, an ninh và sẽ theo đuổi chiến lược này
- Trung Quốc cũng sẽ tiếp tục con đường đàm phán song phương để có thể có lợi thế với từng nước
- Các quốc gia trong khu vực phải tích cực thúc đẩy hợp tác đa phương trong vấn đề an ninh.
- Hòa bình phải là mục tiêu tối cao của khu vực, không biến khu vực thành một trung tâm xung đột thế giới như các khu vực khác; thúc đẩy dân chủ để phát triển.
- Phải hướng tới phát triển bền vững thay vì phát triển theo kiểu lấy thành tích, ăn xổi.
Đài PBS cũng đưa tin về các hoạt động phá nhà máy ở Bình Dương của người biểu tình; về thái độ của Nhà Trắng với vấn đề biển Đông và về quan hệ giữa Việt nam với TQ. Đài PBS cũng đưa hình ảnh về các diễn biến trên biển.
Tuy nhiên, tất cả những điều trên - kể cả lời chuyên gia hay lời người phát ngôn TQ và Mỹ - ít nhiều đều chỉ là phỏng đoán và câu chuyện đối-đãi với công chúng, dư luận. TQ muốn gì thì thực sự có lẽ chỉ có một số ít người trong giới lãnh đạo TQ biết. Mỹ muốn gì thì thực sự cũng chỉ có một số ít người trong giới lãnh đạo Mỹ biết. Thậm chí có khi chính TQ và Mỹ cũng không biết chắc. Ta cứ mặc định có một cái gọi là "chính quyền" hay giới lãnh đạo TQ và Mỹ thống nhất nhưng bên trong nó đầy những nhóm, những cá thể khác nhau, liên tục biến đổi, chai rẽ, cấu kết, vv...; mỗi hành vi và lời nói vào một thời điểm bị chi phối bởi cái gì thì khó nói.
Ta không thể sống dựa vào phỏng đoán hành vi, suy nghĩ của người khác hoặc dựa vào một thứ lòng tốt cơ hội và thất thường của người khác. Ta không thể sống trong tư thế bị động, lúc nào cũng chỉ phản ứng lại người khác. Cách duy nhất để sống có chất lượng là sống đàng hoàng, cư xử đàng hoàng, xây dựng mình vững mạnh, có nguyên tắc thống nhất. Kể cả đối tác có lươn lẹo, ta vẫn phải đàng hoàng. Họ nói gì, ta đáp lại bằng sự đàng hoàng, bằng nguyên tắc vững vàng của ta. Họ làm gì, ta cũng đáp lại bằng sự đàng hoàng, bằng các nguyên tắc thống nhất của ta. Hợp tác và tranh thủ sự ủng hộ của bè bạn cũng như của chính nhân dân các nước gây hấn với ta nhưng bản thân mình vẫn phải mạnh mẽ và đàng hoàng trước. Phải cắm rễ vững chắc thì gió mới không lay được.
Nói dĩ nhiên dễ hơn làm, nhất là vì để trở nên đàng hoàng, có nguyên tắc thì phải tích lũy lâu dài, phải kiên trì, và phải bình tĩnh liên tục trước những lạm dụng, khiêu khích, quấy rối mà cuộc sống hiện đại lúc nào cũng ném vào mặt ta theo các cách khác nhau. Nhưng có lẽ cũng không có con đường sống nào khác cả.
Từ ngày 1 đến ngày 5-5, tôi ở Hồng Kong dự một hội thảo do ĐH Harvard và Fung Global Institute tổ chức. Người dự hội thảo đa phần là chính khách, thương gia, nhà kinh tế, học giả nổi tiếng trong khu vực (trừ tôi được mời do may mắn). Hội thảo có chủ đề là bẫy thu nhập trung bình với Trung Quốc nhưng rút cục quay về vấn đề an ninh khu vực và biển đảo. Tất cả những người tham gia - nhất là từ Phillipines, Nhật, Hàn Quốc, Ấn Độ - đều lo lắng về vấn đề này. Có một số kết luận nổi lên từ các thảo luận tại hội thảo:
- Trung Quốc có chiến lược lâu dài với vấn đề biển đảo, an ninh và sẽ theo đuổi chiến lược này
- Trung Quốc cũng sẽ tiếp tục con đường đàm phán song phương để có thể có lợi thế với từng nước
- Các quốc gia trong khu vực phải tích cực thúc đẩy hợp tác đa phương trong vấn đề an ninh.
- Hòa bình phải là mục tiêu tối cao của khu vực, không biến khu vực thành một trung tâm xung đột thế giới như các khu vực khác; thúc đẩy dân chủ để phát triển.
- Phải hướng tới phát triển bền vững thay vì phát triển theo kiểu lấy thành tích, ăn xổi.
No comments:
Post a Comment