Nhìn thấy cái đẹp là một chuyện mà ghi lại được cái đẹp là một chuyện khác.
Monday, October 31, 2011
5pm
Nhìn thấy cái đẹp là một chuyện mà ghi lại được cái đẹp là một chuyện khác.
Sunday, October 30, 2011
Am I right, or AM I right?
Wednesday, October 26, 2011
Phải, trái, đúng, sai
“Sandel giải thích các lý thuyết về phải, trái, đúng, sai với sự rõ ràng và gần gũi: những tư tưởng của Aristotle, Jeremy Bentham, Immanuel Kant, John Stuart Mill, Robert Nozick, và John Rawl hiếm khi được giải thích dễ hiểu đến như vậy.” (Báo New York Times)
“Michael Sandel – có lẽ là giáo sư đại học nổi tiếng nhất ở Mỹ - đã mang lại “sự minh bạch về đạo đức cho những lựa chọn mà chúng ta đối mặt với tư cách là những công dân trong xã hội dân chủ”. Ông đã chỉ ra sự chia rẽ chính trị - không phải giữa cánh tả và cánh hữu mà giữa những người nhận ra rằng không có gì quý hơn quyền và lựa chọn cá nhân với những người tin vào một nền chính trị phục vụ lợi ích của số đông” (Bưu điện
" Quyết liệt, dễ hiểu, và đầy tính nhân văn, cuốn sách này thực sự là một cuốn sách làm thay đổi người đọc” (Publisher Weekly)
“Cứ lâu lâu làng xuất bản lại có một cuốn sách được viết một cách duyên dáng, mạnh mẽ, và hài hước đến nỗi nó khiến chúng ta khao khát muốn tìm thế nào là phải, trái, đúng, sai. Cuốn sách này là cuốn sách như vậy” (Texas Law Review)
Sunday, October 23, 2011
"Về con, cha hát" của Barack Obama
Hồi lâu rồi tôi có nhắc đến việc dịch một cuốn sách mỏng dính cho vui. Xong rồi cũng quên bẵng đi. Mấy tuấn trước cuốn sách đã ra đời: Nó là cuốn truyện tranh thiếu nhi "Về con, cha hát" của tổng thống Mỹ Barack Obama. Cuốn sách chỉ có mấy chục trang, nhiều tranh minh họa, mỗi trang giống một bức thư ngắn gửi hai con gái của tổng thống Obama để vừa bày tỏ tình yêu với các con vừa nhắc các con về 13 người con ưu tú đã làm nên nước Mỹ, cũng là để nói về những phẩm chất nền tảng đã làm nên nước Mỹ.
Friday, October 21, 2011
Phải bám rất chặt
Wednesday, October 19, 2011
Chuyện chúng ta bắt đầu
Lời giới thiệu với bạn đọc Việt
Tôi bắt đầu viết truyện khi còn nhỏ. Mẹ tôi là một người mẹ đơn thân; bà làm việc vất vả cả ngày và tôi thích viết cái gì đó để làm bà vui khi bà trở về nhà sau giờ làm việc – hồi đó chúng tôi không có vô tuyến. Tôi viết những câu chuyện phiêu lưu, những truyện ngụ ngôn về loài vật, truyện cổ tích, truyện về những người anh hùng phải đối mặt với những thử thách lớn. Tôi đoán rất nhiều đứa trẻ làm điều này, cho đến lúc chúng lớn lên và tìm ra cách sử dụng thời gian thực tế hơn. Tôi thì không bao giờ lớn. Những truyện ngắn và tiểu thuyết mà tôi đọc vẫn tiếp tục là nguồn vui với tôi trong thời thiếu niên và lúc trưởng thành – đầu tiên như một nguồn vui đơn giản, rồi sau đó như một cách để hiểu về thế giới và những con người quanh tôi. Và khi tôi viết những truyện ngắn và tiểu thuyết của chính mình, tôi mong muốn mang lại cho độc giả một niềm vui giống như niềm vui tôi đã có từ văn học, và cũng để mang lại một hình hài nghệ thuật cho những suy nghĩ và hiểu biết mà tôi có được từ các kinh nghiệm sống.
Mặc dù làm nhà văn ở Mỹ không dễ, tôi đã may mắn. Các tác phẩm của tôi đã được độc giả đón nhận và một trong các cuốn sách của tôi – cuốn hồi ký có tên Cuộc đời tôi[1] – đã được chuyển thể thành phim với sự tham gia của một số diễn viên tuyệt vời. Nhưng hơn cả những thành công này, tôi tự coi mình may mắn theo nghĩa tôi có thể sống bằng cách viết truyện và đã biết những nhà văn Mỹ và Anh vĩ đại nhất của thời đại chúng ta – Saul Bellow, Raymond Carver, William Styron, Joyce Carol Oates, Richard Ford, Ian McEwan, Martin Amis… Tôi đã sống cuộc đời mà một đứa trẻ viết truyện để làm mẹ vui không dám mơ tới.
Tôi đã viết những câu chuyện này trong khoảng thời gian 30 năm. Thực tế là tôi viết rất nhiều truyện khác ngoài những truyện trong tập sách này; cuốn sách này tập hợp những truyện ngắn mà tôi coi là thành công nhất. Tôi đã mất rất nhiều thời gian cho mỗi truyện, kể cả những truyện rất ngắn – tôi viết chúng, rồi viết lại, rồi lại viết lại thêm nữa, cho đến khi với tôi, mỗi câu, mỗi từ, mỗi dấu phẩy đều ở vào đúng chỗ của chúng; mỗi nhân vật được khắc họa với toàn bộ sự phức tạp nhân cách của nhân vật đó; mỗi câu chuyện được kể theo một lối có thể hé lộ những hoàn cảnh thách thức suy nghĩ của chúng ta, buộc ta phải lựa chọn như chúng ta vẫn phải làm trong cuộc sống thực: tức là lựa chọn không phải giữa những phiên bản trắng-đen của cái tốt và xấu mà giữa những sắc xám. Nếu những lựa chọn đạo đức lúc nào cũng rõ ràng với chúng ta thì cuộc sống sẽ trở nên dễ hơn rất nhiều. Tôi đã cố gắng diễn tả sự thật này trong tác phẩm của tôi.
Trên phim ảnh, người Mỹ thường được khắc họa như những hình mẫu hoặc đầy sự suy đồi nông nổi, hoặc có lòng tốt và sự anh hùng siêu việt. Dĩ nhiên, hầu hết người Mỹ không như thế. Họ vật lộn để nuôi gia đình giống như mọi người ở khắp nơi trên thế giới và họ cũng vật lộn để tìm ra đường đi đúng trong đời sống khi mà con đường đó không phải lúc nào cũng rõ ràng. Tôi hy vọng các bạn sẽ nghĩ đến những người bạn gặp trong cuốn sách này như những tâm hồn đồng điệu, những người mà bạn có thể gặp trên đường phố ở New York, ở Berlin, ở Hà Nội, và nhận ra họ, và giơ tay chào.
[1] This Boy’s Life: cuốn hồi ký được chuyển thể thành phim với sự tham gia của Robert de Niro,