Saturday, September 10, 2011

The New Yorker Festival

Các bạn ở New York City hoặc gần đó mà có quan tâm đến văn học/văn hóa/xã hội thì có thể đến dự The New Yorker Festival, từ 30-9 đến 2-10. Họ có rất nhiều buổi nói chuyện ở các địa điểm khác nhau trong thành phố, với các tác giả nổi tiếng, theo các chủ đề khác nhau, giá vé dao động từ 27$ đến 75$, nhưng thường là 30-35$. Các hình thức nói chuyện ở đây là nhóm tác giả ngồi nói chuyện với nhau; hoặc có khi là người dẫn với tác giả; có cả các diễn viên như Olwen Wilson, Steve Martin; chính trị gia như Nancy Pelosi.

Xem chương trình cụ thể tại đây:

=====
Bổ sung: Tờ New Yorker số ra ngày 12-9-2011 là số đặc biệt để tưởng niệm 10 năm vụ khủng bố 9/11. Adam Gopnik viết về chủ nghĩa suy thoái (declinism), mục The Talks of the Town có rất nhiều essays lẻ; George Parker có một bài có tên A decade of missed opportunities. Đọc xong số này, người ta không thể không hỏi: rút cục thì sao? Mười năm sau khi 9/11 xảy ra, chúng ta có hiểu được gì thêm về nguyên nhân rốt ráo khiến việc này xảy ra, hay vẫn chỉ có những phản ứng, những đối phó ở đây, ở đó, lẻ tẻ, cục bộ cho những cái mà ta nghĩ là nguyên nhân của vụ việc? Và rất nhiều các phương pháp ngăn ngừa bề mặt. Từ sau 9/11, nước Mỹ trở nên nhốn nháo, nặng nề, cồng kềnh hơn nhiều vì bỗng nhiên cái từ "khủng bố" trở thành một mối đe dọa thường trực, có thật, không chỉ ở tầm vĩ mô mà xuống tới từng gia đình Mỹ và ảnh hưởng vào hoạt động hàng ngày của họ: từ lọc email, điện thoại, kiểm soát đi lại, hạn chế đồ ăn thức uống, quy định nơi công cộng, cắt các chi phí phúc lợi để tăng chi phí an ninh-quân sự, vv... Tổng chi phí cho việc cưỡng lại mối đe dọa khủng bố từ sau 9/11 là không kể xiết - cả về vật chất và tinh thần.

Ngoài những con người thật, đã chịu những mất mát thật mà chúng ta có thể hiểu được thật với từng trường hợp cụ thể - thì rút cục chúng ta có hiểu gì thêm về vụ việc này không? Mọi thứ dường như tiếp tục vỡ vụn, chảy trôi, được làm phức tạp và cồng kềnh lên, đồng thời cũng được cố gắng bình thường hóa đi để xoa dịu, nhưng một cái nhìn chân xác thì hình như vẫn không có. Ít nhất là không có ở tầm vĩ mô mà xã hội có thể đồng ý được; dù nó có thể có ở từng cá nhân.

No comments: